Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Xuất khẩu gạo Việt Nam giảm mạnh

Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đang giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm. Tình trạng này đang kéo dài khiến các lượng gạo tồn kho càng phình to ra làm cho việc tìm đầu mối tiêu thụ lúa gạo càng trở nên cấp bách hơn.


Kim ngạch xuất khẩu gạo giảm do xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều giảm mạnh. Cụ thể, trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường giảm mạnh như Gana (giảm 64%), Hong Kong (giảm 44%), Malaysia (giảm 43%), Singapore (giảm 35%) và Bờ Biển Ngà (giảm 15%)
Một nguyên nhân nữa là do giá gạo xuất khẩu bình quân tháng 2 giảm gần 2% so với cùng kỳ năm trước, xuống 426 USD/tấn.
Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong hai tháng đầu năm, chiếm 36% thị phần. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này vẫn tăng mạnh, tới 58% lên 112,8 triệu USD.
Ngoài ra, Philippines giữ vị trí thứ hai với kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này tăng 36% lên 78 triệu USD và chiếm 25% thị phần xuất khẩu gạo của cả nước.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này tăng mạnh song mức tăng này không bù được lượng kim ngạch giảm từ các thị trường khác.
Mặt khác, giá lúa gạo thu mua trong tháng 3 tăng mạnh nhờ thông tin Philippines sẽ sớm mở thầu mua gạo của Việt Nam và Thái Lan thông qua hợp đồng liên Chính phủ. Kết quả là giá lúa trong quý I tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đã tăng từ 200 – 600 đồng/kg so với thời điểm cuối năm trước.
Cụ thể, giá lúa tại An Giang tăng 600 đồng lên 4.900 đồng/kg; tại Vĩnh Long tăng 200 đồng lên 4.850 đồng/kg và tại Kiên Giang tăng 200 – 300 đồng lên 5.400 – 5.500 đồng/kg (lúa khô).
Theo Tổng cục Giám sát chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch quốc gia Trung Quốc (AQSIQ), từ ngày 1/1/2017, chỉ có 22 doanh nghiệp của Việt Nam đủ điều kiện được phép xuất khẩu gạo vào Trung Quốc. Như vậy, những doanh nghiệp nằm ngoài danh sách này đang gặp khó khi tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, phần lớn sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị Philippines nằm trong hợp đồng thỏa thuận giữa các doanh nghiệp Philippines với Chính phủ nước này. Cụ thể, Cơ quan Lương thực nước này cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu 293.100 tấn gạo từ Việt Nam để đảm bảo nhu cầu lương thực cho mùa giáp hạt năm 2017. Đến ngày 28/2, các doanh nghiệp đã hoàn tất việc giao hàng theo hợp đồng này. Nhờ đó, lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường này tăng mạnh. Sang đến tháng 3, ngành gạo Việt Nam vẫn đang chờ đợi những hợp đồng mới từ thị trường này.

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Giá lúa gạo châu Á đồng loạt giảm so với thế giới

Theo báo cáo từ sàn giao dich thì thị trường lúa gạo thế giới tăng nhưng bất ngờ khi thị trường ở Châu Á lại giảm so với thế giới.



Bangladesh, nước sản xuất gạo lớn thứ 4 thế giới, đã nổi lên thành nhà nhập khẩu lớn trong năm nay do kho dự trữ cạn kiệt và giá trong nước lên cao kỷ lục sau đợt lũ lụt nghiêm trọng.
Thị trường này có thể nhập khẩu tới 1,2 triệu tấn trong năm 2017, và cho tới nay đã ký hợp đồng mua của Việt Nam và đang quan tâm tới nguồn cung của Thái Lan và Ấn Độ.
Nhưng tới thời điểm hiện tại họ lại thông báo hợp đồng với Ấn Độ, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và nằm rất gần với họ, có thể không được ký kết.
"Cơ hội đạt được hợp đồng là rất thấp vì giá chào của họ rất cao”, Badrul Hasan, Giám đốc cơ quan thu mua ngũ cốc Bangladesh cho biết.
Gạo 5% tấm của Ấn Độ giá giảm 6 USD/tấn trong tuần qua xuống 405 – 408 USD/tấn do nhu cầu thấp.
Ông Hasan cho biết Bangladesh có thể xem xét lại kế hoạch này nếu Ấn Độ có thể đảm bảo việc giao hàng ngay lập tức, nhưng đồng thời cũng đang tìm kiếm nguồn cung từ Campuchia để làm đầy kho dự trữ.
Một phái đoàn của Bangladesh, dẫn đầu là Bộ trưởng Lương thực Kamrul Islam, sẽ tới thăm Campuchia vào đầu tháng tới để ký biên bản ghi nhớ về nhập khẩu gạo với nước này, Reuters dẫn lời 2 quan chức Bộ Lương thực Bangladesh cho biết.
Hợp đồng của họ với Thái Lan vẫn đang tiến triển tốt. Một phái đoàn của Thái Lan sẽ tới Dhaka trong tuần tới để hoàn tất hợp đồng liên chính phủ về việc mua bán 200.000 tấn gạo.
Các công ty tư nhân Thái Lan cũng hy vọng sẽ ký được hợp đồng với Bangladesh, trong bối cảnh do nhu cầu yếu đi từ khách hàng quốc tế đã khiến giá gạo giảm dần kể từ sau khi đạt mức cao nhất gần 4 năm, trung bình 455 USD/tấn vào ngày 22/6.
Gạo 5% tấm của Thái Lan giá hiện ở mức 395-405 USD/tấn, FOB Bangkok.
Bộ Thương mại Thái Lan cho biết Sri Lanka đang quan tâm tới gạo Thái Lan nhưng vẫn chưa có động thái cụ thể nào.
Giao dịch gạo ở Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, đang chậm lại. Loại 5% tấm hiện có giá 400-405 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, giảm so với 405-410 USD/tấn tuần trước.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang theo dõi nhu cầu từ Philippines, một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Ngày 25/7, Philippines sẽ mở thầu mua 250.000 tấn gạo để đưa vào kho dự trữ – hiện còn rất ít – trước khi mùa mưa bão đến vào cuối năm nay.
Các doanh nghiệp Thái Lan, Việt Nam, Singapore dự kiến sẽ tham gia bỏ thầu.
Bangladesh cũng sẽ mở cuộc đấu thầu thứ 4 kể từ tháng 5 để mua 50.000 tấn gạo vào ngày 27/7.
Một số thông tin liên quan
Thái Lan sắp giải phóng hết 18 triệu tấn gạo tồn kho
Bà Duangporn Rodphaya - Tổng giám đốc Cục ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, ngày 18/7, 11 nhà XK và thương nhân ngành gạo Thái Lan đã đấu thầu để mua 160.000 tấn gạo trong kho dự trữ của Chính phủ nước này. Khối lượng trên nếu được Chính phủ đồng ý bán, sẽ có giá trị khoảng 1,1 tỷ Baht. Bộ Thương mại Thái Lan sẽ kiểm tra lại hồ sơ dự thầu của các nhà đấu thầu trước khi trình lên Hội đồng gạo quốc gia phê duyệt.
Gạo Việt Nam cập cảng Bangladesh
Ban giám đốc Thực phẩm Bangladesh cho biết 20.000 tấn gạo đầu tiên từ Việt Nam đã cập cảng vào sáng 13/7. "Chúng tôi tin tưởng rằng chuyến hàng tiếp theo sẽ cập cảng vào ngày 18/7 và chuyến thứ 3 vào ngày 22/7" đại diện phía Bangladesh, ông Md Jahirul Islam cho hay.
Bangladesh quyết định nhập khẩu 250.000 tấn gạo từ Việt Nam sau đợt lũ phá hủy mùa màng của nước này. Cụ thể Bangladesh sẽ nhập khẩu 50.000 tấn gạo đồ (parboiled rice) với giá 470 USD

Australia sẽ uu tiên nhập hàng nông nghiệp: thanh long, gạo, cà phê... từ Việt Nam

Việt Nam và Australia đã đạt được thỏa thuận cho phép ưu tiên nhập khẩu hàng nông nghiệp từ nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày càng cao của người dân Australia. Trong đó những mặt hàng nông phẩm thiêt yếu như là: Thanh long, cà phê, lúa gạo...
Ngày 25/7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã hội đàm với Quyền Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia Barnaby Joyce; làm việc với Bộ trưởng Bộ Thương mại Steven Ciobo bàn về kế hoạch hợp tác, đầu tư giữa hai quốc gia trong thời gian tới.
Ông Banarby Joyce và ông Steven Ciobo khẳng định, Australia sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để hỗ trợ các mặt hàng trái cây nhiệt đới và lúa gạo, tôm nguyên liệu không qua chế biến đáp ứng điều kiện nhập khẩu vào Australia.
Trên thực tế, tôm là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường Australia. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm (qua chế biến) chiếm khoảng 32,2% thị phần nhập khẩu tôm của Australia, là nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này. Tuy nhiên, mặt hàng tôm nguyên liệu chưa qua chế biến làm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp Việt Nam chưa được phía bạn cấp phép nhập khẩu.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá, việc Australia khẳng định hỗ trợ tôm tươi nguyên con, các sản phẩm tôm qua chế biến đáp ứng điều kiện nhập khẩu vào Australia sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp nuôi, chế biến tôm xuất khẩu và bà con nông dân Việt Nam.
Với trái cây, Quyền Thủ tướng Australia và Bộ trưởng Bộ Thương mại cũng đồng tình với đề nghị của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hỗ trợ trái thanh long của Việt Nam đủ điều kiện nhập khẩu vào Australia trong năm 2017. Trong khi đó cà phê và lúa gạo sẽ được xem xét để thông qua sau. Nếu được cấp phép, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm hiện nay được cấp phép nhập khẩu thanh long vào thị trường Australia.
Ngoài ra, phía Australia cũng bày tỏ quan tâm hỗ trợ Việt Nam xuất khẩu nhãn, vú sữa, chôm chôm và chanh dây trong thời gian tới.

Nghành sắn, lúa gạo cần những thay đổi mới

Thị trường kinh tế đang có những thay đổi mới, khó lường hơn nên cần có những chính sách thay đổi cụ thể và mang tầm quốc gia hơn trong thời gian tới.
Hiệp hội sắn Việt Nam (ViCaAs) vừa trình Thủ tướng kiến nghị về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với cây sắn và sản phẩm của cây sắn. ViCaAs cho rằng, cần có những chính sách ưu đãi hơn đối với ngành sắn, kiến nghị của Hiệp hội bao gồm 7 vấn đề.

Mặt khác, cây sắn là loại cây trồng ít kén đất, được trồng tại những vùng đặc biệt khó khăn, do đó cần phải thay đổi cơ cấu cây trồng tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo, công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. ViCaAs kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương cần có những chính sách quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với quy hoạch phát triển các nhà máy chế biến, đảm bảo sự phát triển cân đối và bền vững cho ngành sắn trước mắt và lâu dài.Cụ thể, ViCaAs kiến nghị Thủ tường Chính phủ có những chính sách ưu đãi cho cây sắn như đang áp dụng cho cây lúa, cây mía, cây cà phê để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành sắn.
Hiện nay, thuế GTGT đường kính đã được giảm từ 10% xuống còn 5% nhưng tinh bột sắn vẫn áp dụng mức thuế GTGT 10%, vì vậy ViCaAs kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành liên quan đều chỉnh mức thuế GTGT cho tinh bột sắn là 5% vì sản phẩm tinh bột sắn 80% được xuất khẩu và đóng góp vào kim ngạch lớn của quốc gia.
ViCaAs đồng thời cũng kiến nghị Chính phủ áp dụng thuế suất cao đối với xuất khẩu sắn củ tươi nhằm ngăn chặn việc xuất khẩu sắn củ tươi qua các đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, hạn chế việc xuất khẩu thô, đảm bảo nguyên vật liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột trong nước. Song song với đó giảm thuế suất nhập khẩu sắn củ tươi để khai thác nguồn nguyên liệu từ Lào và Campuchi về Việt Nam, đảm bảo nhu cầu chế biến trong nước.
Hiệp hội mong muốn Bộ Nông nghiệp và PTNT xúc tiến chương trình làm việc với Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho đăng ký xuất khẩu bã sắn của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc như các nước Lào và Campuchia đã thực hiện.
Hiệp hội kiến nghị có những cơ chế chính sách tài chính, tín dụng để đảm bảo trữ sản phẩm khi vào chính vụ (tránh các trường hợp bị ép giá khi vào chính vụ, gây thiệt hại cho những người làm sắn) và cho vay vốn trung hạn với lãi suất ưu đãi để đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đầu tư các thiết bị xử lý môi trường.
Diện tích trồng sắn những năm gần đây khoảng 550 nghìn ha, năng suất bình quân khoảng 18,5 tấn/ha cho sản lượng sắn củ tươi khoảng 10 triệu tấn/năm. Cả nước hiện nay có 110 nhà máy sản xuất tinh bột sắn quy mô công nghiệp, 7 nhà máy chế biến cồn, so với 5 năm trước đã gấp đôi về số lượng nhà máy và gấp 3 lần về công suất.
Về sản xuất tinh bột sắn, sản lượng của cả nước mỗi năm đạt trên 2,5 triệu tấn, trong đó 80% cho xuất khẩu, 20% tiêu thụ trong nước.
Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam xếp thứ 2 chỉ sau Thái Lan giá trị xuất khẩu từ năm 2012 đến nay đạt từ 1 – 1,35 tỷ USD/năm. Ngoài ra sắn còn được Bộ Công thương đưa vào nhóm 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

3 ngày giảm liên tiếp của vàng SJC

vàng SJC đang rơi không đáy 3 ngày liên tiếp đã khiến thị trường vàng càng ê ẩm hơn, giá vàng SJC chỉ còn 40.000đ/lượng.


Giá vàng SJC hôm nay giảm ngày thứ 3 liên tiếp

Đầu phiên sáng nay, tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều báo giảm giá 40.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua – bán.
Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC đến sáng nay vẫn nằm trong khoảng 60.000 – 220.000 đồng/lượng.
Giá trần mua vào và giá trần bán ra của vàng ở mức 36,18 triệu đồng/lượng (Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý) và 36,31 triệu đồng/lượng (ở SJC chi nhánh Hà Nội).
Giá vàng giao ngay giao dịch ở 1.247,9 USD/ounce tính đến 9h00 sáng nay (giờ Việt Nam). Giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank tương đương gần 34 triệu đồng/lượng. Chênh lệch với giá vàng trong nước là hơn 2 triệu đồng/lượng.Trên thị trường thế giới, giá vàng giảm trong phiên ngày hôm qua vì thị trường chờ đợi thông tin mới nhất về lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Tỷ giá trung tâm dứt đà giảm, bất ngờ tăng 4 đồng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 26/7 tăng 4 đồng tỷ giá trung tâm của USD xuống 22.433 VND/USD.
Tại khối ngân hàng thương mại, hầu hết các ngân hàng được khảo sát không điều chỉnh tỷ giá USD trong sáng hôm nay.
Vietcombank là ngân hàng duy nhất tăng tỷ giá 5 đồng ở cả hai chiều mua – bán, trong khi Sacombank là ngân hàng duy nhất điều chỉnh giảm 1 đồng.
Hiện tại, giá trần mua vào và giá trần bán ra của USD vẫn ở mức 22.700 VND/USD và 22.780 VND/USD.
Tố Tố

Ngày 20/7 tới đây, giá Xăng lại bắt đầu tăng lên

Liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ đưa ra thông báo trong thời gian tới về việc quyết định tăng giá xăng dầu lên hay không.

Theo đó, sau khi thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá xăng RON 92 tăng 357 đồng/lít lên mức tối đa 16.426 đồng/lít; xăng E5 tăng 333 đồng/lít lên 16.251 đồng/lít.
Các mặt hàng dầu cũng được điều chỉnh tăng nhẹ so với kỳ điều hành trước. Trong đó, dầu diesel 0.05S tăng 372 đồng/lít lên 13.329 đồng/lít; dầu hỏa tăng 271 đồng/lít lên 11.936 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S tăng 57 đồng/kg xuống còn 10.833 đồng/kg.
Tại kỳ điều chỉnh này, mức trích lập quỹ bình ổn được giữ nguyên như hiện hành. Mức trích lập với xăng RON 92 là 300 đồng/lít, xăng E5 giữ nguyên 0 đồng/lít và giữ nguyên với các mặt hàng dầu. Quỹ bình ổn xăng dầu tiếp tục không được chi dùng cho các sản phẩm xăng dầu tại lần điều hành này.
Như vậy, giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã trải qua 14 kỳ điều hành từ đầu năm đến nay. Trước đợt điều chỉnh này, giá xăng đã giảm 4 lần liên tiếp, với lần kỷ lục 862 đồng ngày 20/6.

Từ kỳ điều hành tháng 4/2017 đến nay, cơ quan quản lý chưa lần nào sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều tiết giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Ước số dư Quỹ bình ổn xăng dầu đến hết quý II/2017 khoảng trên 3.000 tỷ, riêng tại Petrolimex gần 2.600 tỷ.Ở kỳ điều chỉnh trước (20/7), giá bán lẻ xăng RON 92 giảm 435 đồng về mức 16.069 đồng/lít. Xăng E5 giảm 431 đồng/lít về mức 15.918 đồng/lít. Dầu diesel 0.05S tăng 122 đồng lên mức 12.957 đồng/lít; dầu hỏa tăng 285 đồng lên mức 11.665 đồng/lít; dầu mazut tăng 110 đồng lên mức 10.776 đồng/kg.

Thị trường lúa gạo đang rơi vào thế bí đầu vào đầu ra

Việt nam đang dần mất vị thế vị trí đứng đầu về xuất khẩu gạo trong những năm gần đây.
2 trong nhiều nguyên nhân là những rào cản về hạn điền trong tích tụ ruộng đất để tiến tới sản xuất lúa gạo hàng hóa, và đầu ra - hoạt động xuất khẩu của ngành sản xuất lúa gạo vẫn còn quá nhiều rào cản.
Sự hỗ trợ không đến nông dân
Hiện nay việc xây dựng ngành lúa gạo hàng hóa, phát triển theo tín hiệu thị trường, mang lại lợi ích tối đa cho nông dân, Nhà nước đang vướng những rào cản trong cả đầu vào và đầu ra. Vì thế, đã đến lúc bỏ quy hoạch vùng phát triển lúa gạo trên diện rộng để tập chung vào những địa bàn có tiềm năng. Đầu vào của lúa gạo hàng hóa là đất đai cần tháo bỏ quy định về hạn điền. Đầu ra của ngành cũng cần tháo bỏ các điều kiện không cần thiết với DN tham gia xuất khẩu lúa gạo.
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Ispard
Để giữ đất trồng lúa, năm 2015 Chính phủ đã ban hành quy định hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa và 500.000 đồng/ha/năm với đất trồng lúa khác. Đồng thời, Chính phủ cũng hỗ trợ thu mua tạm trữ để đảm bảo lợi nhuận, xác định chi phí sản xuất, xác định giá sàn thu mua tạm trữ, hỗ trợ lãi suất cho DN thu mua lúa gạo tạm trữ. Nhưng do Nhà nước không thu mua trực tiếp từ nông dân nên họ không được hưởng lợi toàn bộ hỗ trợ. Điều này kéo theo bất lợi là khi giá lúa gạo thế giới tăng, DN xuất khẩu vẫn mua theo giá tạm trữ để đảm bảo tỷ xuất lợi nhuận 30% trong thu mua của DN.
Hệ quả, giá gạo Việt Nam đang thấp nhất khu vực, năm 2015 sản lượng xuất khẩu tăng 0,3%, lượng xuất khẩu tăng 3,6%, nhưng giá trị xuất khẩu giảm 4,9% so cùng kỳ. Đến năm 2016 xuất khẩu giảm 25,8% về lượng, giảm 21,2% về giá trị xuất khẩu so cùng kỳ năm trước.
Theo Nghị định 109/NĐ-CP/2010, DN xuất khẩu gạo phải có ít nhất 1 kho chứa chuyên dùng, sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, có ít nhất 1 cơ sở xay xát thóc, gạo công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, và phải xuất khẩu gạo trong 12 tháng liên tục mới được cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo. Hơn nữa hiện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đang nắm vị thế độc quyền trong xuất khẩu gạo, đã tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN xuất khẩu gạo, tạo cơ chế xin cho, tạo động cơ để ngành lúa gạo đi theo hướng sản lượng cao, chất lượng thấp và giá thấp.
Chẳng hạn, việc Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, trong đó quy định tối đa không quá 150 đầu mối xuất khẩu gạo, thu hồi giấy phép xuất khẩu gạo của DN nếu không đạt giá trị xuất khẩu 10.000 tấn gạo/năm trong 2 năm liên tiếp. Đến nay các quy định này đã được bỏ nhưng điều kiện xuất khẩu theo Nghị định 109 vẫn giữ nguyên.
Mặt khác trong hoạt động xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương cũng giao cho Vinafood 1 và Vinafood2 làm đầu mối giao dịch gạo theo mô hình hợp đồng tập trung. Điều này dẫn đến giá trị xuất khẩu gạo thường thấp, điều kiện giao hàng không thuận lợi. 2 tổng công ty này cũng nhận được phí ủy thác xuất khẩu gạo, trong trường hợp tự xuất khẩu được hưởng 20%, nhận ủy thác được hưởng tới 80% phí ủy thác. Một quy định khác nữa là DN xuất khẩu gạo không được xuất khẩu thấp hơn giá sàn, điều này gây cản trở lớn cho hoạt động xuất khẩu của DN khi giá gạo thế giới xuống thấp hơn giá sàn.

Nhìn nhận về thực trạng ngành lúa gạo Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Nghị định 109 đang can thiệp quá sâu vào hoạt động xuất khẩu của ngành lúa gạo. Điều này xuất từ việc ngành hàng lúa gạo bị ám ảnh quá lâu về an ninh lương thực. Nó thành nỗi ám ảnh từ khi thiếu đói, cho đến xuất khẩu nhiều gạo. Nhưng nay nhu cầu an ninh lương thực có thể đảm bảo được nên cần phải xóa bỏ nỗi ám ảnh này để ngành lúa gạo phát triển. Thị trường lúa gạo, không phải vấn đề cung tăng, cầu giảm về lượng mà thị trường đang yêu cầu về chất lượng gạo nhiều hơn. Thay đổi thói quen tiêu dùng không phải dùng gạo ít mà chú ý đến chất lượng gạo, tính dinh dưỡng của gạo nhiều hơn. Đã đến lúc phát triển ngành sản xuất lúa gạo hàng hóa căn cứ theo tín hiệu thị trường.Cần sớm xóa bỏ rào cản
Chính sách đất đai với lúa gạo cần cập nhật thêm chủ trương chỉ đạo mới của Chính phủ và Thủ tướng về vấn đề xóa bỏ hạn điền. Hạn điền là một trong các vướng mắc rất lớn, cần bỏ cách quy định hạn điền theo vùng nữa, có vùng sợ thiếu đất nên đưa ra hạn điền thấp hơn.
Mặt khác cần tăng thời gian sử dụng đất nông nghiệp, bởi nới thời gian sử dụng đất rất quan trọng. Đất trồng lúa quy định 30 năm mới được 1,5 thế hệ, nên ít nhất cần đủ thời gian cho 2 thế hệ canh tác, tức khoảng 40 năm. Đối với cây lâu năm cũng vậy, nên nới từ 50 năm lên 60-70 năm để đủ vòng quay của cây. Nhiều chuyên gia cũng kiến nghị bỏ quy hoạch vùng trồng lúa với ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng. ĐBSCL hiện nay với bối cảnh biến đổi khí hậu, ngập mặn, nước ngọt hiếm hoi tại nhiều vùng quy hoạch trồng lúa. Thực tế nhiều vùng tại ĐBSCL đã chuyển diện tích đất trồng lúa thành 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, vụ cá, nên cần xem lại quy hoạch này với cả vùng ĐBSCL.
Đặc biệt, trong sản xuất lúa gạo, cần khuyến khích nông dân thành lập hợp tác xã để tạo vị thế tốt hơn cho nông dân về đầu vào, quản trị, thị trường, đặc biệt tạo quan hệ tốt hơn với DN và nhà đầu tư mới vào đất đai. Nông dân chưa có hợp tác xã là khó cho cả nông dân và DN. DN phải thương lượng hàng nghìn nông dân thì là điều không thể. Thực tế, đã có nơi làm được như Đồng Tháp, hình thành hợp tác xã có khả năng kỹ năng quản trị tốt, theo điều hành người lãnh đạo hợp tác xã.
Bên cạch đó, thị trường tiêu thụ gạo trong nước vẫn là thị trường lớn, xuất khẩu chỉ một phần. Theo đó, cần tổ chức lại thị trường lúa gạo theo hướng giảm các khâu trung gian, tăng mạng lưới phân phối. Vì trung gian nhiều gây thua thiệt cho người sản xuất và làm mất đi thông tin, tín hiệu trực tiếp giữa người tiêu dùng và người sản xuất. Để người dùng nhiều niềm tin hơn với hạt gạo Việt, cần khuyến khích DN xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, thương hiệu gạo DN, khuyến khích DN đăng ký công bố thương hiệu gạo của mình.