Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Giá gạo Việt đang cao hơn gạo Thái.

Philippines đã đặt mua 293 ngàn tấn gạo của Việt Nam và Thái Lan đã tác động mạnh mẽ lên thị trường gạo vốn đang ế ẩm mấy tháng quá.

>> Đọc thêm: 

  1. Nông nghiệp Việt Nam sau 8 tháng năm 2017
  2. Tin lúa gạo: Iraq cần nhập khẩu 30.000 tấn gạo


Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) vừa cho phép tư nhân nước này nhập khẩu 805.200 tấn gạo theo cơ chế tiếp cận thị trường tối thiểu (MAV) từ 7 quốc gia và xuất xứ bất kỳ nước nào. Riêng Việt Nam và Thái Lan, tư nhân được phép mua 293 ngàn tấn/nước.

Dự báo, từ nay đến cuối năm sẽ xuất hiện nhiều nhu cầu từ các thị trường khác cùng với lượng gạo Việt Nam phải giao theo các hợp đồng đã ký, nên có nhiều cơ hội cho đầu ra của gạo Việt Nam.

Loại gạo tư nhân Philippines sẽ mua là gạo 25% tấm và các loại gạo nếp, gạo thơm... Thời gian giao hàng được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ ngày 20/12/2017 đến 28/2/2018. Giai đoạn 2 từ ngày 1/6/2018 đến 31/8/2018. Sau khi cấp hạn ngạch cho tư nhân, có thể Philippines sẽ phải nhập khẩu thêm gạo theo dạng G2G (thỏa thuận Liên Chính phủ) mới đủ tiêu dùng.

Giá gạo Việt cao hơn gạo Thái
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho biết, sau khi Việt Nam trúng thầu 175 ngàn tấngạo Philippines, giá gạo 5% tấm đã tăng lên 8.400 đồng/kg (không bao bì, cập mạn), nhưng nay đã sụt từ 100-150 đồng/kg nên việc Philippines cho tư nhân mua 293 ngàn tấn gạo của Việt Nam sẽ tác động tốt hơn lên thị trường gạo nội địa nước ta. Nhìn vào thời gian giao hàng của Philippines cho thấy, giao dịch này sẽ tác động tốt lên giá lúa vụ lúa thu-đông 2017 và cả vụ đông xuân 2017-2018.

Hiện nay lũ lụt xảy ra khắp nơi, sản xuất nông nghiệp của nhiều nước bị ảnh hưởng nặng nề, như tại Ấn Độ, Bangladesh... sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, tác động rất lớn đến ngành lương thực thế giới nên nhu cầu gạo xuất hiện ngày càng nhiều.

“Trong khi đó, tồn kho gạo cũ của Thái Lan không còn sẽ không tác động đến giá gạo thế giới, từ nay đến cuối năm gạo Việt Nam không lo đầu ra nhưng bán với giá nào còn tùy thuộc vào sự tương quan giữa sản xuất và nhu cầu thị trường”, ông Đôn khẳng định.

Còn theo ông Trương Thanh Phong, cố vấn Tập đoàn Golden Resources Development International. Ltd. H.K, 293 ngàn tấn gạo mà các tư nhân Philippines sẽ mua tại Việt Nam có lẽ ít tác động đến thị trường gạo trong nước, vì họ mua tự do và Việt Nam không còn gạo để bán.

Gạo 5% tấm của Việt Nam đang giao dịch từ 380-390 USD/tấn (FOB), tuỳ chất lượng, giảm so với 390-400 USD/tấn mấy tuần trước. Còn gạo 5% của Thái Lan giảm và đang dao động ở mức 370-375 USD/tấn (FOB), giảm so với 375-380 USD/tấn trước đây.

Tháng 9/2017, Thái Lan thu hoạch vụ lúa phụ, ước khoảng 4 triệu tấn lúa, tương đương 2 triệu tấn gạo, cuối tháng 10 đầu tháng 11 bắt đầu thu hoạch vụ lúa chính. Thời gian này, Việt Nam cũng bước vào thu hoạch vụ thu-đông, diện tích không lớn, sản lượng thấp mà giá gạo Việt Nam lại đang cao hơn Thái Lan, nên có thể tư nhân Philippines sẽ mua gạo Thái nhiều hơn gạo Việt Nam.


“Do giá gạo cao nên chưa chắc tư nhân Philippines mua hết hạn ngạch gạo của Việt Nam, nếu như vậy sẽ không tác động gì lớn đến thị trường gạo nội địa. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm chắc chắn giá gạo Việt Nam giá sẽ không giảm, sản xuất tới đâu tiêu thụ hết tới đó vì chúng ta có thị trường”, ông Phong nhấn mạnh.

Thị trường xuất hiện nhiều nhu cầu
Ngoài Philippines, một thị trường nữa cần quan tâm đến gạo đó là Indonesia. Dự kiến, nước này sẽ bổ sung tồn kho cho vụ giáp hạt tháng 10, tháng 11, vì thông lệ Indonesia sẽ nhập khẩu gạo vào những tháng cuối năm và gối đầu qua tháng 1, tháng 2 năm sau.

Nếu xuất hiện thông tin Indonesia nhập khẩu gạo, giá gạo trên thị trường sẽ lập tức tác động tăng, song cho đến nay Indonesia vẫn chưa có động thái rõ ràng. Nhưng theo các nghiên cứu cho thấy, từ nay đến cuối năm nhiều khả năng Indonesia nhập khẩu gạo là rất cao nhưng chưa biết số lượng cụ thể.

Bên cạnh đó, Bangladesh cũng đang xúc tiến đàm phán mua thêm khoảng 200 ngàn tấn gạo với Chính phủ Việt Nam, thường khi đàm phán xong, Bangladesh yêu cầu giao hàng gấp, có khả năng họ sẽ nhận hàng trong năm 2017.

Chính phủ Bangladesh có kế hoạch mua gạo để bổ sung vào khoảng hụt, và họ đang có nhu cầu mua gạo của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục giao hàng cho Malaysia và Philippines... theo hợp đồng đã ký, nên việc Indonesia hay Bangladesh có mua hay không mua gạo của Việt Nam cũng không tác động nhiều đến giá gạo nội địa vì tồn kho của Việt Nam đã cạn.

Riêng vụ thu-đông, sản lượng thấp nên cũng không tạo áp lực về tiêu thụ; vì vậy, gạo Việt Nam không phải lo cho đầu ra như trước đây, tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường khu vực và quốc tế...

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Nông nghiệp Việt Nam sau 8 tháng năm 2017

Đồng bằng sông Cửu Long đang gieo cấy mùa vụ lúa năm nay trên diện rộng qua đó khiến sản lượng gạo xuất khẩu sẽ được tăng lên so cùng kì năm ngoái, còn nhiều tin quan trọng trong phần tiếp theo...

Tính đến ngày 15/8, cả nước đã gieo cấy được 1.349,4 nghìn ha lúa mùa, bằng 99,8% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đã cơ bản kết thúc gieo cấy với diện tích đạt 1.128 nghìn ha, bằng 100,1%; các địa phương phía Nam đạt 221,4 nghìn ha, bằng 98,4%. Vụ mùa năm nay các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng do mưa lớn xảy ra trên diện rộng hồi cuối tháng Bảy, đầu tháng Tám với 387 ha lúa bị mất trắng và 6,8 nghìn ha diện tích lúa phải gieo cấy lại.
Diện tích gieo cấy lúa hè thu của cả nước năm nay ước tính đạt 2.105,2 nghìn ha, tương đương cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực duyên hải miền Trung đạt 183,4 nghìn ha, tăng 16,6 nghìn ha. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích gieo cấy lúa hè thu tiếp tục bị suy giảm, toàn vùng đạt 1.651,5 nghìn ha, giảm hơn 23 nghìn ha so với cùng kỳ năm 2016[1]. Tính đến trung tuần tháng Tám, cả nước thu hoạch được 1.056,9 nghìn ha lúa hè thu, bằng 111,1% cùng kỳ năm trước, trong đó tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 947,6 nghìn ha, bằng 104,2% cùng kỳ năm 2016. Diện tích lúa hè thu còn lại dự tính cuối tháng Tám sẽ thu hoạch xong toàn bộ. Theo báo cáo của các địa phương, năng suất lúa hè thu trên diện tích đã thu hoạch đạt khoảng 54,9-55,4 tạ/ha, tăng 1-1,5 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 55-55,6 tạ/ha, tăng 1,2-1,8 tạ/ha.
Đến giữa tháng Tám, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo cấy được 464,8 nghìn ha lúa thu đông, bằng 96,6% cùng kỳ năm trước, trong đó hầu hết các địa phương diện tích gieo cấy giảm do ảnh hưởng của hiện tượng lũ về sớm và dâng cao (An Giang giảm 33 nghìn ha; Đồng Tháp giảm 13,6 nghìn ha); riêng Tiền Giang diện tích gieo cấy tăng 30,7 nghìn ha.
Gieo trồng hoa màu đạt thấp hơn cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của mưa bão, ngập úng trên diện rộng. Tính đến ngày 15/8, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được 914,1 nghìn ha ngô, bằng 96,3% cùng kỳ năm trước; 66,2 nghìn ha đậu tương, bằng 88,1%; 173 nghìn ha lạc, bằng 97,5%; 854,9 nghìn ha rau, đậu, bằng 94,4%; riêng khoai lang đạt 101,7 nghìn ha, bằng 101,4%.
Chăn nuôi trâu, bò và gia cầm nhìn chung ổn định, chăn nuôi lợn cầm chừng do giá thịt vẫn ở mức thấp. Đàn trâu của cả nước trong tháng ước tính giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò tăng 2,8%; đàn lợn giảm 4%; đàn gia cầm tăng 5,1%. Tính đến thời điểm 27/8/2017, cả nước không còn dịch cúm gia cầm và dịch tai xanh trên lợn; dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày còn ở Gia Lai và Đắk Lắk.

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Tin lúa gạo: Iraq cần nhập khẩu 30.000 tấn gạo


Cơ quan lương thực quốc gia Iraq vừa thông báo về phiên đấu thầu quốc tế, đặt mua 30.000 tấn gạo các loại. Qua đó khiến thị trường xuất khẩu gạo trở nên nhộn nhịp hơn sau mấy ngày ế ẩm.

>> Tin thị trường:

Trong phiên đấu thầu trước đó, đóng vào ngày 30/7, Iraq không ký được hợp đồng mua gạo với bên nào. Nước này đang chật vật NK lương thực cho chương trình trợ cấp lương thực quốc gia sau khi chính phủ Iraq ban hành quy định mới về thanh toán và chất lượng hàng hóa nhập về khiến cho các nhà kinh doanh không muốn tham gia đấu thầu quốc tế.

Iraq dự kiến sx khoảng 250.000 tấn gạo trong năm nay. Điều này đồng nghĩa là nguồn cung gạo sẽ bị thiếu hụt khoảng 1 triệu tấn so với nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Cơ hội nào cho Việt Nam với thị trường gạo với Philippines ?

Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đang tìm nguồn cung cấp nhập khẩu gạo cho nước này theo cơ chế tiếp cận thị trường tối thiểu (MAV).

>> Tin cùng chuyên mục:

  1. Tin Nóng : Giá lúa gạo tăng sau trúng thầu bán gạo cho Philippines
  2. Tin cập nhật: Thị trường lúa gạo sẽ có biến động lớn
  3. Nhu cầu lương thực gạo trên thế giới đang thiếu trầm trọng


1) Về lượng hạn ngạch gạo nhập khẩu: 805.200 tấn gạo, xuất xứ gạo nhập khẩu, cụ thể như sau:
STT
Xuất xứ
Số lượng (tấn)
1
Trung Quốc
50.000
2
Ấn Độ
50.000
3
Pakistan
50.000
4
Úc
15.000
5
El Salvador
4.000
6
Thái Lan
293.100
7
Việt Nam
293.100
8
Xuất xứ từ bất kỳnước nào
50.000

Tổng cộng
805.200
Khối lượng hạn ngạch tối đa mà mỗi doanh nghiệp Philippines có thể được cấp phép là 20.000 tấn gạo vụ mùa 2016/2017.
2) Về chủng loại gạo nhập khẩu: loại gạo đã xay xát, không thấp hơn 25% tấm và/hoặc các loại gạo đặc biệt (bao gồm gạo nếp, gạo thơm và các loại gạo khác có hàm lượng dinh dưỡng cao).
3) Về thời gian giao hàng được chia làm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Bắt đầu từ ngày 20 tháng 12 năm 2017 đến không muộn hơn ngày 28 tháng 02 năm 2018.
- Giai đoạn 2: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 6 năm 2018 đến không muộn hơn ngày 31 tháng 8 năm 2018.
4) Về việc công bố danh sách doanh nghiệp nhập khẩu gạo: Danh sách các doanh nghiệp Philippines được cấp hạn ngạch sẽ được công bố trên website của NFA (www.nfa.gov.vn).
Thông tin chi tiết, đề nghị các thương nhân quan tâm xem tại đây (link kèm theo) hoặc website của NFA tại địa chỉ: http://nfa.gov.ph/files/announcement/08_2017/MAV2017_08092017.pdf.
Bộ Công Thương thông báo để các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo được biết.

Cục Xuất nhập khẩu
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương 

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Tin ngày 27/8: Cao su tồn kho khá lớn

Báo cáo mới nhất từ Tập đoàn Công nghiệp cao su Thái RSS3, tới cuối tháng 7, lượng cao su tồn kho tới hơn 55 nghìn tấn. nguồn cội là do chi phí chỉ đạt mức 35 - 36 triệu đồng/tấn (có thời điểm lên đến 60 triệu đồng vào tháng 6 - PV) và kéo dài cả tháng qua., gây thiệt hại nặng nằn nì cho nghành cao su.

>>> đọc thêm giá cao su trực tuyến Thai RSS3

Trong chậm tiến độ, lượng cao su tồn kho đã thỏa thuận và chờ giao hàng là trên 30 nghìn tấn chiếm 56% lượng cao su lưu kho. Tồn kho toàn Tập đoàn hiện cao hơn sắp 20 nghìn tấn so mang lượng tồn kho cộng kỳ năm ngoái. duyên do được cho là khi giá cao su lên quý khách tranh nhau tậu, nhưng lúc giá xuống thì tâm lý ngán ngại sợ sắm vào sẽ lỗ. Chỉ cần mất giá 1 triệu đồng/tấn, ví như thu tìm một.000 tấn là đã lỗ 1 tỷ đồng.





Được biết, Tập đoàn cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp thành viên giám định, coi xét phóng thích nhanh hàng tồn kho, trong ngừng thi côngĐây lưu ý với cơ chế thích hợp đối có những chủng loại cao su có tỷ lệ tồn kho to, đặc thù quyết tâm cung ứng đến đâu đẩy nhanh tiêu thụ đến chậm tiến độ.

Tin hồ tiêu 27/8: Loạn thị trường cây giống hồ tiêu, nhà vườn không biết tin ai

Thị trường giống cây trồng xuất hiện nhiều loại giống cây mang chất lượng kém đang được bán tràn lan khắp nơi như là: hồ tiêu, cao su, chè.. rất cần cơ quan chính quyền vào cuộc để giải quyết triệt để nhằm mang lại sự tin tưởng cho người mua cây. Mặc dù người bán hàng "hứa đứt lưỡi" giống của mình đạt tiêu chuẩn, được kiểm định và chứng nhận rõ ràng, giống sẽ cho năng suất cao nếu trồng đúng quy trình.

Giống tiêu bán tràn lan

Mùa này ở Tây Nguyên, việc trồng mới hồ tiêu đã đi vào cuối vụ, người mua thưa thớt. Thế nhưng, người dân vẫn cứ bàn tán xôn xao rằng tiêu năm nay xuống giá, giá con giống cũng theo đó hạ nhiệt, giống tiêu sẻ Vĩnh Linh hay Lộc Ninh chỉ còn dao động 7- 8 ngàn đồng một dây, quá rẻ cho việc chọn giống xuống đồng. Nếu tiêu chết thì cũng không lỗ bao nhiêu.
Theo đó, thị trường tiêu giống vẫn cứ nóng sốt. Dọc quốc lộ 14, khu vực qua thị trấn Chư Sê, Chư Pưh, rất dễ bắt gặp những “chợ” tiêu giống “di động”. Hỏi thăm về các loại giống, người bán nhiệt tình giới thiệu cho khách hàng loạt cây giống các loại từ nội địa như Lộc Ninh, Vĩnh Linh cho đến “ngoại nhập” từ Sri Lanka, Malaysia…
Anh Cường (Chư Sê)- một thương lái tiêu giống, cho biết anh nhờ một người bà con ở Bình Phước tuyển chọn các dây tiêu từ các vườn tiêu trên địa bàn Bình Phước rồi cắt, gửi về Chư Sê bằng xe đò cho anh bán. Hằng ngày, gia đình anh nhập khoảng 3.000 dây tiêu các loại. Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn đến tại vườn để trực tiếp xem chất lượng giống tiêu, được thì mới mua, anh Cường tỏ vẻ khó chịu: “Anh mà lên đó mua sẽ tốn tiền xe, tiền cước, tiền cò. Mua ở chỗ tôi cho ngon hơn”.

Nhiều người bán tiêu tại “chợ” tiêu này, khi được hỏi cũng nói họ nhập tiêu giống từ Bình Phước với phương thức nhờ người bà con chọn cắt tiêu giống từ vườn rồi gửi xe về. Giống tiêu họ chào mời là những dây tiêu to, khỏe vì theo “kinh nghiệm” thì họ cho rằng những loại này có sức đề kháng mạnh….
Một điểm bán dây tiêu giống khác của anh Nguyễn Hoàng Sơn (35 tuổi, trú Bù Đăng, Bình Phước). Theo anh Sơn thì bản thân anh có kinh nghiệm 5 năm buôn bán giống và đã 10 năm trồng trọt các loại giống nhằm thử nghiệm chất lượng với hơn 2.500 trụ tiêu, hiện đã cho thu hoạch.
Anh Sơn nói: “Năm nay tiêu mất giá, thị trường tiêu giống chậm hơn những năm trước nên tôi mới phải tìm kiếm thị trường để bán giống, Chư Sê được biết đến là thủ phủ hồ tiêu của cả nước nên tôi mới phải lặn lội lên đây. Giống tiêu được bán chủ yếu là Vĩnh Linh, Lộc Ninh và một ít giống Srilanka được nhập về từ... Campuchia, thông qua cửa khẩu Hoa Lư.
Nguồn giống năm nay khá dồi dào, giá cả lại rẻ, với các hộ khác thì tôi không biết nhưng với tôi, những ngày cao điểm có thể bán được 2.000- 3.000 dây giống các loại. Tôi sẵn sang làm hợp đồng với nông dân, đảm bảo kỹ thuật đến khi tiêu lên sải tay mới nhận tiền".

Người mua nên tỉnh táo

Đó là khuyến cáo của các nhà chuyên môn, của những người có kinh nghiệm trồng hồ tiêu lâu năm ở Tây Nguyên.
Phó Trưởng phòng NN- PTNT huyện Chư Sê- ông Nguyễn Văn Thương, cho biết, việc mua bán giống tiêu là do nhu cầu của thị trường nên không cấm được. Tuy nhiên, về nguồn gốc cây giống thì phần lớn cũng chưa được xác định rõ ràng vì thực ra giống tiêu không chỉ được lấy từ Bình Phước mà còn từ các tỉnh khác như Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông,…
Thông qua các đợt kiểm tra, rà soát về nguồn gốc, chất lượng tại những điểm bán tiêu giống bày bán giữa đường, giữa chợ, các hộ thương lái đa phần không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ giống tiêu mình đang bán. Họ cứ nói bừa là tiêu đảm bảo chất lượng nhưng không ai chứng minh được.
Vài năm trước đây, khi giá tiêu lên đến đỉnh điểm, người dân đổ xô đi trồng. Do vậy nguồn cung thiếu, một vài người bán lại dùng cách cắt giống tiêu nhà, mang ra tiêu thụ vào các đợt cao điểm.
Phần lớn các sản phẩm này là giống tiêu ác, sản phẩm không được đảm bảo chất lượng, thậm chí mầm mống sâu bệnh ẩn chứa bên trong, người dân mua bán bằng niềm tin, bằng cảm quan một cách tự phát. Đến khi mang về trồng, phần thì chết, phần lại nhiễm bệnh, dân không biết kêu ai, có người phải bán nhà, bán đất vì nợ nần đổ vỡ.
Ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây hồ tiêu (Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên), cho biết: "Hiện chưa có bộ tiêu chuẩn về giống nên dù tiêu giống bán tràn lan trên đường nhưng cơ quan chức năng không làm gì được".
Còn ông Nguyễn Văn Thương thì không khỏi lo ngại khi bày tỏ: “Nhận biết tình hình trên, Phòng NN- PTNT Chư Sê đã nhiều lần khuyến cáo người dân phải sáng suốt trong quá trình chọn cây giống. Nếu có thể, bà con nên tự mình đến tận vườn để xem xét, tuyển chọn giống cung ứng chuẩn để mua, cũng như học hỏi kỹ thuật chăm sóc của nhà vườn để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Ông Ngọc khuyến cáo: "Bà con cũng nên tham gia các buổi tập huấn do các cơ quan, doanh nghiệp phối hợp tổ chức, nhằm học hỏi những khuyến cáo và những kinh nghiệm thực tiễn từ những người thành công, tránh việc trồng trọt theo cảm tính, chạy đua gây ảnh hưởng đến tài sản… Nếu mua giống tại các vườn ươm thì chọn các vườn ươm có uy tín hoặc nên đến tận vườn để xem xét, để tránh rủi ro mua phải giống tiêu bệnh, kém chất lượng”.
>> Để đọc thêm nhiều tin tức về giá hạt tiêu mới nhất. Hãy nhấp chuột vào link dưới:
http://vietnambiz.vn/tags/gia-ho-tieu.tag

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

[Thị trường thế giới ngày 26/8] Giá vàng tăng, USD giảm.

Sau phiên giao dịch sáng nay ngày 26/8: Giá vàng tăng trong ngày hôm qua vì đồng USD giảm so với euro và yen Nhật. Giá dầu thô cũng ghi nhận tăng bất chấp dự báo cơn bão Harvey.


Trên thị trường dầu, giá dầu thô giao tương lai tăng bất chấp lo ngại về cơ bão Harvey có thể ảnh hưởng tới hoạt động lọc dầu, làm giảm nhu cầu về dầu thô.
Các đài dự báo thời tiết của chính phủ Mỹ cho biết Harvey trở thành cơn bão cấp 2 vì nó đi qua vùng Vịnh của Mexico với sức gió 175km/h, cách cảng O’Connor, Texas 235 km.
Chuyên gia phân tích dự báo ảnh hưởng chính của cơn bão tới ngành công nghiệp chủ yếu là vì nó gây ra lũ và mất điện, dẫn tới sự gián đoạn tại các nhà máy lọc dầu, giảm nhu cầu về đầu vào chính của hoạt động này là dầu thô.
Hai nhà máy lọc dầu ở Corpus Christi, Texas là Flint Hill Resouces với công suất 296.470 thùng/ngày và Citgo Petroleum với công suất 157.000 thùng/ngày đã dừng hoạt động để chuẩn bị cho cơn bão.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), hơn 45% công suất lọc dầu của cả nước Mỹ nằm dọc bờ biển Vịnh, cũng như 51% công suất chế biến khí thiên nhiên.
Mặc dù vậy, giá dầu tăng trong ngày hôm qua đã không thể cân bằng những tổn thất trong vài ngày trước, khi giá dầu giao tương lai giảm mạnh, ghi nhận tuần giảm thứ 4 liên tiếp.
Giá dầu giảm đã ảnh hưởng tới hoạt động khai thác tại Mỹ trong vài tuần qua, khi số liệu cho thấy số giàn khoan đang hoạt động tiếp tục giảm.
Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết số giàn khoan hoạt động trong tuần tại Mỹ giảm 4 giàn xuống 759 giàn.

Theo đó, bà Yellen nói cải cách quy định được ban hành sau cuộc khủng hoảng tài chính 1 thập kỷ trước đã củng cố hệ thống ngân hàng mà không cản trở tới tăng trưởng kinh tế.
Chỉ số USD, cho biết sức mạnh của đồng USD thông qua diễn biến tỷ giá giữa đồng bạc xanh và 6 đồng tiền chủ chốt, giảm 0,82% xuống 92,47 điểm.
Đồng yên Nhật tăng 0,23% so với USD tại 109,3 yen. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm còn 2.1711%.
Theo chuyên gia phân tích thị trường trưởng tại TD Ameritrade ở Chicago, JJ Kinahan, với lợi suất trái phiếu 10 năm thấp hơn 2,2 %, các nhà đầu tư sẽ rút khỏi thị trường cổ phiếu.
Trong khi đó, đồng euro tăng hơn 1% sau khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho biết thương mại và hợp tác quốc tế đang bị đe dọa, gây rủi ro tới năng suất và cuối cùng là tăng trưởng ở các nề kinh tế phát triển.
Euro tăng 1,03% so với đồng bạc xanh lên 1,1919 USD.

Trên thị trường vàng, giá tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (25/8), vì đồng USD giảm so với euro và yen Nhật trên thị trường tiền tệ, sau khi lãnh đạo 2 ngân hàng trung ương trên thế giới không đề cập đến chính sách tiền tệ trong bài phát biểu của mình.
Việc Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen không đề cập tới chính sách nào tại buổi gặp thường niên quan chức các ngân hàng trung ương ở Jackson Hole, Wyoming đã đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ xuống thấp, và tăng khả năng lãi suất không được nâng trong tháng 12.
Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua với các chỉ số biến động trái chiều, vì cổ phiếu ngành viễn thông, dầu khí và dịch vụ tiêu dùng tăng trong khi cổ phiếu ngành chăm sóc sức khỏe, công nghệ và hàng hóa tiêu dùng giảm điểm.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch chỉ số S&P 500 tăng 0,17% lên 2.443,05 điểm. Dow Jones tăng 0,14% lên 21.813,67 điểm; trong khi chỉ số Nasdaq giảm 0,09% xuống 6.265,64 điểm.

Cập nhật thêm thông tin về giá xăng dầu và tin giá dầu hôm nay tại:

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Tin thị trường nông nghiệp: Giá gạo châu Á đồng loạt giảm vì nhu cầu yếu ớt

Cập nhật tin mới nhất về thị trường gạo thế giới: Tại châu Á, giá gạo xuất khẩu đồng loạt giảm tại ba nước xuất khẩu lớn nhất, gồm Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan.

>> Tin tổng hợp : 
  1. Tin Nóng : Giá lúa gạo tăng sau trúng thầu bán gạo cho Philippines
  2. Tin cập nhật: Thị trường lúa gạo sẽ có biến động lớn
  3. Nhu cầu lương thực gạo trên thế giới đang thiếu trầm trọng


Tại Việt Nam, giới thương lái cho biết thị trường gạo giao dịch rất trầm lắng. Giá gạo 5% tấm xuất tại cảng Sài Gòn theo đó giảm 10 USD so với tuần trước, về 385 – 395 USD/tấn trong tuần này.
Trận lụt vừa qua ở Đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng tới sản lượng của khu vực này, nhưng giới thương lái chưa thể tính toán được thiệt hại.
Tương tự, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ cũng giảm 4 USD về 403 – 406 USD/tấn trong tuần này. Tuy nhiên, giá gạo Ấn Độ vẫn cao hơn so với các nước xuất khẩu khác, chủ yếu do đồng rupee và giá thóc nội địa tăng.
Giá gạo giảm chủ yếu do các bạn hàng thường xuyên của Ấn Độ không đặt thêm đơn hàng mới. “Tuần này, nhu cầu về gạo không tăng thêm. Các bạn hàng ngừng mua vì muốn chờ giá giảm thêm, ” đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu tại bang Andhra Pradesh cho biết.
Theo dự báo, xuất khẩu gạo non-basmati của Ấn Độ sẽ chậm lại trong những tháng tới vì giá gạo vẫn cao.
Tại Thái Lan, giá gạo xuất khẩu cũng giảm vì nhu cầu tiêu thụ nội địa và thế giới đều không tăng.
Giá gạo 5% tấm xuất tại cảng Bangkok giảm về 375 – 377 USD/tấn trong tuần này, từ mức 376 – 382 USD/tấn của tuần trước.
“Giá giảm một phần do đồng baht giảm so với USD,” một thương lái ở Bangkok cho biết.
Hoạt động sản xuất gạo ở phía bắc và đông bắc Thái Lan bị trì trệ vì trận lũ hồi tháng 7. Điều này đồng nghĩa, nguồn cung gạo càng về cuối năm càng lớn và giá gạo theo đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Các doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan hiện rất trông chờ vào khả năng Bangladesh sẽ đặt mua hàng. Tuy nhiên, theo một số quan chức chính phủ, Bangladesh sẽ nhập 250.000 tấn gạo trắng của Campuchia thông qua hợp đồng liên chính phủ.
“Các thương lái tư nhân đang tăng cường nhập khẩu gạo Ấn Độ sau đợt giảm thuế nhập khẩu gạo của chính phủ. Điều này sẽ tác động tích cực đến thị trường nội địa,” một quan chức của Bộ Lương thực Bangladesh cho biết thêm.

[Tin thị trường ngày 25/8] Giá vàng, dầu, chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm.

Thị trường Mỹ đang rơi khong đáy không có dấu hiệu tích cực khi vừa ghi nhận ngày giảm thứ 2 liên tiếp, giá vàng trong nước giảm vì lo ngại đồng USD tăng. Trong khi Giá dầu giảm vì lo ngại cơn bão Harvey ảnh hưởng tới hoạt động lọc dầu của Mỹ.



Trên thị trường vàng, giá giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (24/8), vì đồng USD phục hồi trên thị trường tiền tệ, khi giới đầu tư rời sự tập trung từ căng thẳng chính trị ở Washington sang cuộc gặp mặt sắp diễn ra của quan chức các ngân hàng trung ương.
Mặc dù vậy, đà giảm của vàng bị kìm hãm vì lời đe dọa đóng chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump nếu ông không giành được ngân sách cho bức tường biên giới với Mexico.
USD tăng 0,4% so với yen Nhật lên 109,49 yen với chỉ số USD tăng 0,1% so với các đồng tiền chủ chốt khác lên 93,272 điểm.

Đồng USD đã giảm 14% so với euro trong năm nay, vì sự sụp đổ kỳ vọng vào chính sách cải cách thuế và chương trình thúc đẩy kinh tế khác của chính quyền ông Trump.
Mặc dù báo cáo về số đơn xin trợ cấp thấp nghiệp lần đầu của Mỹ cho kết quả tốt hơn kỳ vọng trong ngày hôm qua đã giúp đồng USD ở mức tích cực trong suốt phiên giao dich, các chuyên gia phân tích vẫn nghi nghờ về sự duy trì của đà tăng này.
Báo cáo chỉ ra số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đầu tiền của Mỹ đạt 234.000 đơn trong tuần tính đến hết ngày 19/8.
Các nhà đầu tư đang tập trung vào phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen và Chủ tịch Ngân hàng châu Âu (ECB) Mario Draghi vào thứ Sáu ở Jackson Hole, dù không có kỳ vọng cả nhà lãnh đạo sẽ đưa ra thông điệp về chính sách mới.
Trên thị trường dầu, giá dầu thô giao tương lai tăng vì có thể cơn bão nhiệt đới Harvey sẽ đổ vào trung tâm lọc dầu của Mỹ, dấy lên lo ngại về khả năng nguồn cung dầu thô tăng lên khi các nhà máy lọc hóa phải đóng cửa.
Cảm nhận của thị trường về dầu thô giao tương lai đóng băng, khi các nhà giao dịch dự báo nguồn cung dầu thô sẽ tăng trong bối cảnh nhiều nhà máy lọc dầu ngừng hoạt động dọc theo bờ Vịnh của Mỹ. Trung tâm dự báo thời tiết quốc gia Hurricane của Mỹ cho biết Harvey có thể là một cơn bão lớn khi tiếp cận vào bờ biển Texas ngày thứ Sáu.
Hai nhà máy lọc dầu ở Corpus Christi, Texas là Flint Hill Resouces với công suất 296.470 thùng/ngày và Citgo Petroleum với công suất 157.000 thùng/ngày đã dừng hoạt động để chuẩn bị cho cơn bão.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), hơn 45% công suất lọc dầu của cả nước Mỹ nằm dọc bờ Vịnh, cũng như 51% công suất chế biến khí thiên nhiên.
Giá dầu giảm sau 1 ngày EIA công bố báo cáo cho thấy nguồn cung dầu giảm tuần thứ 8 liên tiếp.
Theo đó, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 3,3 triệu thùng trong tuần tính đến hết ngày 18/8, thấp hơn dự báo trước đó là giảm 3,5 triệu thùng.
Tuy nhiên, xu hướng nguồn cung giảm trái ngược với sản xuất dầu thô của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 năm.
EIA cho biết tổng sản xuất dầu thô nội địa của Mỹ tăng 26.000 thùng/ngày lên 9.528 triệu thùng/ngày vào tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 7/2015.
Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua với các chỉ số giảm điểm, ghi nhận ngày giảm thứ 2 liên tiếp vì cổ phiếu ngành dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ hàng hóa và viễn thông giảm.
Kết thúc phiên giao dịch chỉ số S&P 500 giảm 0,21% xuống 2.438,97 điểm. Dow Jones giảm 0,13% xuống 21.783,4 điểm; và chỉ số Nasdaq giảm 0,11% xuống 6.271,33 điểm.

Tin thị trường 25/8: Indonesia, Vietnam 'bắt tay' nhằm ổn định thị trường hồ tiêu

Hai quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất thế giới là Indonesia và Việt Nam đã nhất trí và cùng bắt tay nhau để nâng vị thế lên cùng hợp tác để ổn định giá hồ tiêu trên toàn cầu.



Hai bên đạt được thỏa thuận trong buổi làm việc giữa Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 23/8. Buổi làm việc này nằm trong khuôn khổ chuyến thăm hai ngày tại thủ đô Jakarta của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
“Là nước sản xuất hồ tiêu và cao su lớn của thế giới, chúng tôi nhất trí thực hiện các biện pháp cứng rắn để kiểm soát và duy trì sự ổn định của giá cả hàng hóa, cũng như cải thiện chất lượng hàng hóa của hai nước,” ông Jokowi phát biểu trong buổi gặp mặt.
Trong vài tháng gần đây, hồ tiêu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam, Indonesia nói riêng liên tục giảm giá và hiện đang giao dịch ở mức giá khá thấp so với những tháng đầu năm nay.
“Gần đây, giá hồ tiêu giảm mạnh nhưng không quá mạnh như thời kỳ lao dốc lịch sử trước đó của hồ tiêu và cả các hàng hóa khác,” Nedspice cho biết. Trong thời kỳ khủng hoảng nhất của thị trường hồ tiêu, giá mặt hàng này đã giảm trung bình 78%.
Hiện tại, tiêu đen và tiêu trắng trên thị trường có giá lần lượt là 4.000 và 7.500 USD/tấn, giảm khoảng một nửa so với mức giá ghi nhận được vào năm 2015. Nguyên nhân là, Việt Nam và Brazil cũng tăng mạnh sản lượng hồ tiêu, theo một báo cáo gần đây của công ty Gia vị Nedspice Sourcing.
Việt Nam, chiếm khoảng 40% sản lượng hồ tiêu toàn cầu, dự kiến sản xuất được 210.000 tấn tiêu trong năm nay, tăng 27% so với năm ngoái, theo số liệu của Nedspice.
Trong khi đó, sản lượng hồ tiêu của Indonesia, nước sản xuất hồ tiêu lớn thứ hai thế giới, cũng dự báo tăng 4,6% so với năm ngoái lên 68.000 tấn trong năm nay.

Gạo Thái vẫn đứng vững sau bão

Hơn 160.000 ha diện tích lúa của Thái Lan bị phá hủy bởi trận lũ lụt vừa qua. Tuy nhiên, sản lượng và xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng nặng nề.


>> Tin tổng hợp : 
  1. Tin Nóng : Giá lúa gạo tăng sau trúng thầu bán gạo cho Philippines
  2. Tin cập nhật: Thị trường lúa gạo sẽ có biến động lớn
  3. Nhu cầu lương thực gạo trên thế giới đang thiếu trầm trọng


Ngành gạo Thái Lan sẽ không bị thiệt hại lớn dù vừa trải qua đợt lũ nghiêm trọng

Mặc dù Thái Lan vẫn mất một phần diện tích lúa trong đợt lũ lụt vừa qua, nhưng sản lượng thóc năm 2017 của Thái Lan dự báo sẽ không đổi là 28 – 30 triệu tấn (tương đương khoảng 18 triệu tấn gạo đã tách vỏ). Số lượng này sẽ đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài, Bộ Nông nghiệp Thái Lan cho biết.
Ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cũng cho rằng, thời điểm thu hoạch vụ lúa chính có thể bị chậm hơn một chút so với thường lệ vì trận lũ vừa qua, nhưng sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến triển vọng sản lượng, giá cả cũng như hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan. Vụ lúa chính tại Thái Lan thường được thu hoạch từ cuối tháng 10.
“Trận lũ vừa qua sẽ ảnh hưởng tới sản lượng gạo nếp, được trồng chủ yếu ở khu vực đông bắc Thái Lan nhưng sẽ không ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo nói chung,” ông Chookiat nói. Gạo nếp chiếm 10 – 20% tổng sản lượng gạo cả nước của Thái Lan.
Giá gạo nếp theo đó sẽ tăng nhẹ vì nguồn cung bị thiếu hụt. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm áp lực lên giá cả trong thời kỳ thu hoạch sau đó, Theo ông Wichai Phochanakij, Phó Bộ trưởng Thương mại Thái Lan.

Giá gạo Thái Lan tăng giá vì đâu?

Theo ông Chookiat, yếu tố tiêu cực lớn nhất hiện nay với hoạt động xuất khẩu gạo là đồng baht tăng giá. Baht tăng giá khiến giá gạo Thái Lan kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên cả ông Chookia và TREA đều giữ nguyên dự báo xuất khẩu gạo năm 2017 của Thái Lan là 10 triệu tấn.
Ngoài yếu tố tiền tệ, giá gạo Thái Lan dự báo sẽ tiếp tục tăng vì nguồn cung giảm nhẹ do trận lũ lụt vừa qua trong khi nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới vẫn rất lớn, một quan chức trong ngành nhận định.
Trong thời kỳ xảy ra lũ lụt, giá lúa nội địa của Thái Lan đã tăng 5% lên 7.600 baht/tấn. Kết quả là, giá gạo trắng loại thường của Thái Lan (giá FOB) cũng tăng lên 390 USD/tấn, cao hơn nhiều so với mức giá chào bán 340 USD/tấn của các nước xuất khẩu gạo lớn khác như Ấn Độ, Việt Nam và Pakistan.
Trong vài tuần qua, tỉnh Sakon Nakhon phải hứng chịu đợt lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 20 năm trở lại đây, do áp thấp nhiệt đới Sonca gây ra. Kết quả là, sân bay Sakon Nakhon phải ngừng hoạt động, toàn tỉnh cũng như các khu vực nông nghiệp chìm trong biển nước.

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Việt nam sẽ định hướng phát triển nghành lúa gạo tới 2030

Việt Nam đang từng bước xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam chất lượng cao, định hướng đến năm 2030 Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nhằm tổ chức lại sản xuất nông nghiệp.

>> Tin tổng hợp : 
  1. Tin Nóng : Giá lúa gạo tăng sau trúng thầu bán gạo cho Philippines
  2. Tin cập nhật: Thị trường lúa gạo sẽ có biến động lớn
  3. Nhu cầu lương thực gạo trên thế giới đang thiếu trầm trọng



Có bước chuyển tốt nhưng vẫn bấp bênh
Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2017, XK gạo của cả nước đạt 2,8 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD, tăng 3% về sản lượng và tăng 4,9% về giá trị so với cùng kỳ. Dù tình hình XK gạo có chiều hướng tăng trưởng, nhưng điều dễ nhận thấy là sự bấp bênh trong XK của mặt hàng này. Cụ thể, theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 4, giá gạo XK bình quân của nước ta giảm gần 20 USD/tấn; tháng 5 cũng giảm 11,83 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2016. Ðầu tháng 5-2017, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chào bán chỉ ở mức 350 đến 354USD/tấn thì gạo Thái Lan đã ở mức 390USD/tấn; gạo Ấn Ðộ đạt 388USD/tấn; gạo Pakistan dao động ở mức 408 đến 412USD/tấn. Phải đến đầu tháng 6-2017, giá gạo XK của nước ta mới thật sự tăng khi gạo XK loại 5% tấm là 390USD/tấn và đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 12-2014.
Theo nhận định của các chuyên gia thì mức tăng trưởng của lúa gạo XK chủ yếu dựa vào sản lượng. Trong tháng 6, tuy giá gạo thế giới có nhích lên, nhưng do giá gạo Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn so với một số quốc gia XK khác, nên được các đối tác tìm mua nhiều hơn. Vì vậy XK gạo của nước ta mới có chiều hướng tăng. Bàn luận điều này, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty TNHH Trung An (TP Cần Thơ), cho biết: “Trong phiên đấu thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo 25% tấm của Philippines, chúng ta trúng thầu. Điều này tác động tốt đến thị trường lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới. Tuy vậy, phần lớn giá gạo XK theo các hợp đồng tập trung đã ký đều thấp hơn so với giá thị trường nên tính hiệu quả của toàn ngành không cao. Mặt khác, nếu giá lúa gạo nội địa “bật” lên quá cao thì khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam ở các hợp đồng thương mại sẽ kém hẳn”.
Theo ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ: Gạo của ta từ trước đến nay vẫn chỉ đóng bao và mang nhãn hàng của doanh nghiệp hay quốc gia nhập khẩu. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp gạo được sản xuất trong nước nhưng lại sử dụng bao bì nước ngoài và được bày bán trong các trung tâm thương mại. Đây là điều bất công và thiệt thòi lớn cho ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam. Việt Nam luôn tự hào là quốc gia XK lúa gạo lớn nhất nhì thế giới mà không biết rằng sự bấp bênh của sản lượng và giá trị là quá lớn. "Nguyên nhân giá trị hạt gạo của ta thấp là do chúng ta chưa chủ động trước những biến động nhanh chóng của thị trường”-ông Hiệp phân tích.
Thực tế, dù có thời gian dài tham gia thị trường XK nhưng đến nay, hầu hết người tiêu dùng chỉ biết đến gạo trắng và phân chia theo tỷ lệ tấm, mà chưa có thương hiệu gạo mang tên "Việt Nam". Ngay cả thị trường trong nước, gạo nội vẫn bị đánh giá thấp hơn nhiều so với gạo nhập khẩu từ Thái Lan hoặc Campuchia...

Định vị thương hiệu gạo Việt từ chất lượngTheo chiến lược phát triển gạo Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2020, lượng gạo XK đạt khoảng 4,5-5 triệu tấn, trị giá bình quân khoảng từ 2,2 đến 2,3 tỷ USD/năm. Giai đoạn 2021-2030, lượng gạo XK hằng năm khoảng 4 triệu tấn, trị giá xuất khẩu đạt 2,3-2,5 tỷ USD/năm. Chiến lược cũng xác định: Đến năm 2020, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 20% tổng sản lượng gạo XK, gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 25%; tỷ trọng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica chiếm khoảng 30%, gạo nếp chiếm khoảng 20%. Các sản phẩm gạo có giá trị tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo chiếm khoảng 5%. Bên cạnh đó, tăng tỷ lệ gạo XK trực tiếp và mang thương hiệu Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, theo các chuyên gia, ngoài việc phản ứng nhanh với những biến động trên thị trường lúa gạo thế giới, thì cũng phải nắm rõ tình hình sản xuất lúa gạo trong nước, để từ đó có thể điều hành thu mua và XK có lợi cho cả nông dân và doanh nghiệp. Riêng vấn đề xây dựng thương hiệu, theo TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), muốn xây dựng thương hiệu gạo trước hết phải khẳng định chất lượng giống. “Tại Thái Lan thương hiệu gạo quốc gia chỉ áp dụng cho 2 giống lúa KDML 105 và RD 15 hay Ấn Độ là nhóm Basmati. Còn ở nước ta, chỉ tính riêng ĐBSCL đã có hơn 100 giống lúa đang lưu hành; đồng thời có từ 15 đến 20 giống mới được xác nhận đưa vào sản xuất hằng năm. Như vậy không thể quản lý được thương hiệu với quá nhiều loại giống. Trong khi đó, chất lượng đầu vào là hạt giống không bảo đảm sẽ dẫn đến chất lượng gạo thấp, không khẳng định được hạt gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu”-TS Trần Ngọc Thạch, cho biết.
Bàn giải pháp xây dựng thương hiệu gạo Việt, ông Huỳnh Trung Trứ, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ cho rằng: “Một trong những biện pháp nâng cao giá trị của gạo XK là liên kết nông dân và doanh nghiệp định hướng sản xuất theo chuỗi để có thể kiểm soát quá trình sản xuất, chế biến, XK. Để xây dựng thương hiệu gạo Việt nên chọn lựa một loại giống riêng biệt. Ngoài giống ST Sóc Trăng có thể chọn lựa thêm giống lúa jasmine (giống thuần chủng). Bởi giống lúa này cho ra hạt gạo chất lượng cao, hạt dài, dẻo, thơm, tỷ lệ phần trăm tấm 5% đạt tiêu chuẩn chất lượng, thời gian canh tác ngắn ngày và cho năng suất cao. Với hai yếu tố là chất lượng cao, có thể sản xuất quy mô lớn và ổn định thời gian dài, theo tôi, giống lúa jasmine thích hợp nhất để xây dựng thương hiệu gạo Việt”.
Muốn xây dựng thương hiệu gạo Việt bằng cách chọn ra giống chất lượng, theo PGS, TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, Nhà nước cần tổ chức bình tuyển các giống lúa ở từng vùng để chọn ra loại ngon nhất. Chẳng hạn, trong hơn 20 dòng của giống ST đặc sản sẽ tìm ra dòng tốt nhất để sản xuất giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận cung cấp cho nông dân. Khi đã chọn được giống, doanh nghiệp phải ký hợp đồng với hợp tác xã, cung cấp giống cho nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. “Mỗi cánh đồng vài trăm héc-ta chỉ gieo trồng một loại giống. Doanh nghiệp phải cử kỹ sư nông nghiệp theo suốt quá trình sản xuất, bảo đảm sản phẩm đầu vào cho đến đầu ra là gạo đóng gói XK đồng nhất về chủng loại và chất lượng, không có gạo khác lẫn vào. Có được sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp yên tâm đăng ký nhãn hiệu, quảng bá, tiếp thị ra nước ngoài. Với quy trình này, doanh nghiệp nào làm ăn gian dối sẽ tự bị đào thải”- PGS, TS Võ Tòng Xuân, đề xuất.