Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Giá heo hơi giảm sâu, Đồng Nai có thể chạm mức dưới 60.000 đồng/kg?

Việc Trung Quốc có thể đối mặt với khủng hoảng dư cung khiến giá heo hơi nhiều nước, trong đó có Việt Nam lao dốc theo đà giảm của thị trường sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới này.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Theo Cục Chăn nuôi, giá heo hơi cuối tháng 6 dao động ở mức 62.000 – 68.000 đồng/kg, giảm khoảng 32.000 – 38.000 đồng/kg so với thời kỳ khi giá heo lên đỉnh 100.000 đồng vào tháng 5/2020.

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết tốc độ tái đàn thần tốc ở Trung Quốc khiến nguồn cung thịt heo dư thừa, giá heo hơi giảm sâu, tác động đến thị trường toàn cầu. Do đó, giá heo hơi ở Việt Nam giảm sâu theo thị trường Trung Quốc và thế giới.

Ngoài ra dịch COVID-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng hàng hóa, việc vận chuyển, lưu thông giữa các tỉnh khó khăn khiến giá heo hơi giảm mạnh. 

Người chăn nuôi phải bán giá thấp, người tiêu dùng phải mua giá cao, duy chỉ các khâu trung gian có lãi, lợi dụng thời cơ ép giá của người sản xuất.

"Tuy nhiên Việt Nam chưa rơi vào tình trạng dư cung bởi tổng đàn heo và tốc độ tái đàn duy trì ở mức ổn định.

Tình huống giá heo hơi giảm sâu xuống dưới 60.000 đồng/kg khó có thể diễn ra bởi giá thức ăn tăng 20 - 30%, giá dưới 60.000 đồng/kg, người chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ thua lỗ".

Giá heo hơi giảm sâu theo thị trường Trung Quốc, riêng Đồng Nai chạm mức dưới 60.000 đồng/kg - Ảnh 1.

Biến động giá heo hơi trong tháng 6 (Số liệu tổng hợp, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết giá heo hơi Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Trung Quốc, trước tiên là các tỉnh biên giới, lan tỏa dần vào thị trường nội địa.

"Thị trường heo Trung Quốc đã làm đảo lộn mọi suy đoán của người dân Việt Nam và cả thế giới", ông Đoán nói.

Trước đó, nhiều người cho rằng việc tạm dừng nhập khẩu heo từ Thái Lan sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung trong nước, giá heo sẽ tăng.

Tuy nhiên giá heo hơi Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhập khẩu heo Thái Lan chỉ chiếm tỷ trọng cực nhỏ trong tổng sản lượng tiêu thụ thịt heo của Việt Nam.

Trong khi giá heo hơi lao dốc theo đà của thị trường Trung Quốc, giảm 15.000 đồng/kg trong vòng 2 tháng gần đây.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-heo-hoi-giam-sau-theo-thi-truong-trung-quoc-rieng-dong-nai-cham-muc-duoi-60000-dong-kg-20210628112555996.htm

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

Chuyện thương hiệu gạo ST25: Bài học mất bò mới lo làm chuồng

 Mất bò mới lo làm chuồng

Tổ chức The Rice Trader (TRT) vừa phát đi cảnh báo Việt Nam có thể mất quyền tham gia cuộc thi "Gạo ngon nhất thế giới" do có nhiều doanh nghiệp đã vi phạm bản quyền khi sử dụng logo này để in trên bao bì gạo kinh doanh trong nước và xuất khẩu nhưng chưa có sự đồng ý của TRT.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-ngon-nhat-the-gioi-st25-221.htm

Theo công bố của TRT, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí là công ty Việt Nam đầu tiên được The Rice Trader cho phép sử dụng biểu trưng giải thưởng "Gạo ngon nhất thế giới" vào mục đích tiếp thị và kinh doanh.

Trong khi đó, có khoảng 10 công ty Việt Nam sử dụng thương hiệu này để in trên bao bì, tài liệu quảng bá trong nước và xuất khẩu nhưng không xin phép hay có sự đồng ý của TRT.

Trao đổi với người viết, ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam (VSTA) cho biết đây không phải lần đầu tiên sản phẩm của Việt Nam bị doanh nghiệp ở các quốc gia các đăng ký bản quyền. Trước đó câu chuyện này từng xảy ra với nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên…

Tuy nhiên, chỉ khi có nguy cơ mất thương hiệu, doanh nghiệp Việt mới sốt sắng phản ánh, kiện cáo giành lại những thứ vốn thuộc về mình, "mất bò mới lo làm chuồng".

"Doanh nghiệp Việt Nam tham dự những sân chơi tầm cỡ thế giới thì buộc chúng ta phải chấp nhận luật chơi. Thế giới coi sở hữu trí tuệ như một loại tài sản vô hình, có giá trị cực lớn.

Tuy nhiên, Việt Nam hội nhập nhưng chưa quan tâm đến việc bảo vệ sản phẩm, bảo vệ thương hiệu", ông Định nói.

Chuyện thương hiệu gạo ST25: Mất bò mới lo làm chuồng - Ảnh 1.

Ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại giống cây trồng (Ảnh: Hoàng Anh)

Trước cảnh báo của TRT về việc Việt Nam có thể mất quyền tham gia cuộc thi "Gạo ngon nhất thế giới", ông Định phân tích: "Việt Nam chỉ có nguy cơ không được tham gia, không có nghĩa là mất hoàn toàn".

Theo ông Định, ST25 vẫn có cơ hội tham gia cuộc thi. Bởi, sân chơi này không có tiêu chí ngăn cấm, các quốc gia, doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau gửi sản phẩm tham dự, miễn là sản phẩm dự thi tuân thủ các quy định, thể lệ của cuộc chơi.

Bảo vệ thương hiệu ST25 bằng cách nào?

Quay lại câu chuyện, ST25 ở Mỹ bị 4 doanh nghiệp Mỹ đăng ký bảo hộ, bản quyền. Về Luật sở hữu trí tuệ và Luật đăng ký bảo hộ bản quyền ở Mỹ, trong lãnh thổ của Mỹ, khi một sản phẩm chưa được đăng ký bảo hộ, thì bất kỳ ai, doanh nghiệp nào đều có quyền nộp hồ sơ xin đăng ký.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/chuyen-thuong-hieu-gao-st25-bai-hoc-mat-bo-moi-lo-lam-chuong-20210602113634955.htm