Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 10,89 tỷ USD.

Báo cáo chính thức từ bộ nông nghiệp đưa ra thì tổng sản lượng kim ngạch  Xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2017 và các nông sản khác theo báo cáo từ bộ nông nghiệp tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016. ước đạt 10,89 tỷ USD.



>> Tin cùng chuyên mục:
  1. Tin Nóng : Giá lúa gạo tăng sau trúng thầu bán gạo cho Philippines
  2. Tin cập nhật: Thị trường lúa gạo sẽ có biến động lớn
    Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau:
    Lúa Gạo:
    Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7 năm 2017 ước đạt 465 nghìn tấn với giá trị đạt 201 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,3 triệu tấn và 1,5 tỷ USD, tăng 15,7% về khối lượng và tăng 13,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng năm 2017 đạt 444,6 USD/tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017 với 43,6% thị phần.

    Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 1,23 triệu tấn và 557 triệu USD, tăng 35,6% về khối lượng và tăng 33,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Philippin là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017 với 8,1% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 267,6 nghìn tấn và 103,8 triệu USD, tăng 38,4% về khối lượng và tăng 25,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Sáu tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh là Hồng Kông (-43,6%), Gana (-30,6%) và Irắc (-6,7%).

    Cà phê:
    Xuất khẩu cà phê tháng 7 năm 2017 ước đạt 106 nghìn tấn với giá trị đạt 242 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 937 nghìn tấn và 2,12 tỷ USD, giảm 16,4% về khối lượng nhưng tăng 7,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2017 đạt 2.262,8 USD/tấn, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2016.

    Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 16% và 14,3%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh

    Chè:
    Khối lượng xuất khẩu chè tháng 7 năm 2017 ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị đạt 21 triệu USD, đưa khối lượng xuât khẩu chè 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 75 nghìn tấn và 118 triệu USD, tăng 13,1% về khối lượng và tăng 11,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá chè xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2017 đạt 1.543,8 USD/tấn, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2016.

    Trong 6 tháng đầu năm 2017, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 25,1% thị phần – giảm 17,1% về khối lượng và giảm 17,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường có giá trị xuất khẩu chè trong 6 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là Ấn Độ (gấp 15,8 lần), Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (gấp 2,13 lần) và Đài Loan (+54,9%).

    Hạt điều:
     
    Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 7 năm 2017 ước đạt 34 nghìn tấn với giá trị 355 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 186 nghìn tấn và 1,83 tỷ USD, giảm 2,2% về khối lượng nhưng tăng 24,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2017 đạt vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 36,9%, 15,1% và 12% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Sáu tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh là Nga (69,5%), Hà Lan (38,7%), Hoa Kỳ (34%), Anh (23,1%), Israen (23%), Úc (17,7%), Trung Quốc (12,9%) và Thái Lan (12%).

    Tiêu:
    Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 năm 2017 ước đạt 19 nghìn tấn, với giá trị đạt 87 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 145 nghìn tấn và 800 triệu USD, tăng 20,4% về khối lượng nhưng giảm 18,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2017 đạt 5.662,6 USD/tấn, giảm 29,9% so với cùng kỳ năm 2016.

    Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017 là Hoa Kỳ, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ấn Độ , Pakistan và Đức với 39% thị phần.
    Hàng rau quả:
    Giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 7 năm 2017 ước đạt 360 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu hàng rau quả 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,03 tỷ USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017, chiếm 84,4% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.

    Trong 6 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hàng rau quả tăng mạnh là Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (82,3%), Nhật Bản (61,6%), Nga (54,9%), Trung Quốc (53,5%), Hoa Kỳ (28,6%), Đài Loan (18,9%), Hàn Quốc (12,3%) và Hà Lan (11,6%%).

    Sắn và các sản phẩm từ sắn:
    Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 7 năm 2017 ước đạt 255 nghìn tấn với giá trị đạt 62 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,28 triệu tấn và 565 triệu USD, giảm 1% về khối lượng và giảm 8,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

    Trong 6 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 87,1% thị phần, giảm 2,4% về khối lượng và giảm 8,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 6 tháng đầu năm 2017, thị trường Nhật Bản có giá trị nhập khẩu sắn và các sản.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét