Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

Giá cà phê tại Tây Nguyên đang tăng nhẹ hoặc ổn định

Theo đà tăng của cà phê thế giới, giá cà phê hôm nay tại Tây Nguyên ở một số nơi đang giao dịch trong khoảng 42.200 - 43.000 đồng/kg.

>>> Giá cà phê tây nguyên đang tăng
Giá cà phê tại Tây Nguyên đang tăng nhẹ hoặc ổn định
Giá cà phê tại Tây Nguyên đang tăng nhẹ hoặc ổn định

Thị trường cà phê


Diễn biến giá ngày giao dịch hôm qua 10.10.2017, giá cà phê robusta trên sàn London tăng 4 USD/tấn, ghi nhận ở mức 2.007 USD/tấn, biên độ giá biến động từ 2.017- 1.997 USD/tấn; giá giao kì hạn tháng 1.2018 tăng 7 USD/tấn, chốt ở mức 1.981 USD/tấn.

Trên sàn New York, giá cà phê arabica tăng nhẹ 0,05 cent/lb, chốt kì hạn tháng 12.2018 ở mức 131.00 cent/lb.

Theo các nhà phân tích, chỉ số giá USD giảm mạnh ảnh hưởng lớn thị trường hàng hóa. Giá hai sàn kỳ hạn vì thế có lợi điểm khi chỉ số USD giảm 0,5% trong rỗ tiền tệ, giá kỳ hạn hàng hóa trong đó có cà phê cũng tăng theo qui tắc này. Chỉ số rỗ giá hàng hóa CRB cuối phiên cũng tăng 1,2% giúp giá arabica rất nhiều.

Hai sàn cà phê hôm qua trong giao dịch cũng chơi trò hoán chuyển vốn cho nhau là chủ yếu, mua bên này bán bên kia và ngược lại.

Hôm nay, giá cà phê nhân xô tại khu vực cảng TP.Hồ Chí Minh giao dịch trong khoảng 1.913 USD/tấn, trừ lùi 90 USD/tấn.

Dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ và Nhật Bản dự báo đều sẽ phục hồi trong ba tháng cuối năm 2017, nhưng thị phần tại Nhật Bản giảm vì nước này tăng nhập khẩu từ Indonesia và Ethopia.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, 3 tháng cuối năm nay, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ sẽ phục hồi nhờ nguồn cung trong nước dồi dào hơn.

Hiện tại, Mỹ đang là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, với tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm nay đạt 3,3 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái, Bộ trích số liệu của Intracent cho biết. Trong đó, Việt nam là nhà cung cấp cà phê lớn thứ 5 của Mỹ, với kim ngạch tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, thị phần nhập khẩu cà phê của Mỹ từ Việt Nam tăng 1 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái lên 10%.

Điều này đồng nghĩa rằng Mỹ đang tăng tiêu thụ cà phê của Việt Nam; đồng thời giảm nhập từ một số nước như Braizil, Canada, Indonesia, Costa Rica,…

Bộ Công Thương cũng dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 3 tháng cuối năm sẽ cải thiện nhờ người dân bắt đầu vào vụ thu hoạch mới.

Nông dân tại một số khu vực thu hoạch sớm bởi điều kiện thời tiết thuận lợi giúp cà phê chín nhanh hơn. Hơn nữa, vì lượng cà phê tồn kho từ niên vụ 2016 – 2017 còn rất thấp nên người dân phải thu hoạch sớm để đảm bảo nguồn cung cho các đơn hàng xuất khẩu đã ký kết. Việt Nam bắt đầu vào vụ thu hoạch cà phê chính từ tháng 10.

Ngoài ra, cà phê Việt Nam có thể chiếm ưu thế so với cà phê Brazil trong niên vụ này vì sản lượng của Brazil dự báo thấp hơn kỳ vọng. Cơ quan quản lý nguồn cung cà phê quốc gia Brazil (Conab) vừa hạ dự báo sản lượng cà phê năm 2017 của nước này xuống còn 44,77 triệu bao, thấp hơn dự báo trước đó 790.000 bao. Đây là mức sản lượng thấp thứ hai ghi nhận được trong 10 năm trở lại đây.

"Nóng" chuyện xã hội đen áp giá thu mua cà phê tươi 

Chủ tịch UBND xã Sa Loong (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) xác nhận có thông tin một nhóm người lạ mặt đến xã với mục đích đe dọa không cho ai thu gom cà phê cao hơn giá họ đưa ra.

Hiện người dân trồng cà phê trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đang rục rịch bước vào đầu vụ thu hoạch. Theo đó, sự xuất hiện nhiều lái buôn kéo về những vùng trồng cà phê trọng điểm để thu mua. Để gom được hàng, nhiều lái buôn cạnh tranh, đấu đá nhau gay gắt khiến mặt hàng cà phê tươi trở nên sôi động, giá cả thay đổi theo từng ngày.

Một cơ sở thu mua cà phê nhỏ lẻ tại xã Sa Loong.

Theo phản ánh của nhiều chủ cơ sở thu mua cà phê trên địa bàn xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, vào thời điểm đầu mùa, mặt hàng cà phê tươi đang rất “nóng” được nhiều người săn đón để mua.

Tuy nhiên, một điều bất cập khiến nhiều chủ cơ sở thu mua tại xã Sa Loong bức xúc: “Dạo gần đây, địa bàn xã xuất hiện một người phụ nữ tên Mai Quế tìm đến để thu gom cà phê. Để một mình độc quyền thu mua, thao túng cả vùng, bà ta cho đám “xã hội đen” mặt mày hung tợn, cởi trần, xăm đầy mình đến từng điểm thu mua nhỏ lẻ, để đe dọa, dằn mặt.

Qua đó, bà ta yêu cầu tất cả các điểm thu mua cà phê tươi phải thu với giá 6.500 đồng/kg. Dù gom được ít hay nhiều cũng phải bán lại cho bà ta với giá 7.000/kg. Nếu người nào không thực hiện theo “phán quyết” đưa ra thì bà Mai sẽ cho “xã hội đen” đến quậy phá không cho làm ăn”.

Trao đổi với PV, chị Trần Thị T. (30 tuổi), chủ cơ sở thu mua tại xã Sa Loong bức xúc: “Mấy hôm trước, bà Mai Quế đưa cả đám “xã hội đen” rải quân khắp tất cả các địa điểm thu mua cà phê ở đây. Vừa rồi, bà ta cũng kéo gần chục tên đến quán nhà tôi. Bà Mai nói: “Tao nghe bảo mày thu với giá cao để tao bảo mấy thằng lính đến ngồi tại quán coi mày có mua được không”.

Trao đổi với PV, ông Trần Sỹ Hải, Chủ tịch UBND xã Sa Loong cho biết: “Tôi đã nắm được thông tin “xã hội đen” kéo đến địa phương để thao túng thu mua cà phê. Sau đó, tôi đã liên hệ với một người quen và được xác nhận chuyện một nhóm ‘xã hội đen’ ra giá sàn, không cho ai thu gom cà phê cao hơn giá họ đưa ra”.

Theo ông Sỹ, ông đã chỉ đạo cho Công an xã Sa Loong xuống địa bàn kiểm tra, xác minh cụ thể từng hộ xem như thế nào. Công an xã cho biết người phụ nữ đó không phải người của địa phương mà thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. “Lần tới, nếu phát hiện chuyện đe dọa người thu gom cà phê trên địa bàn, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý”, ông Sỹ nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét